Các công tác này bao gồm: Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám, chữa bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh; tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện; hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần… cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh…
Cũng theo Thông tư này, bệnh viện phải có Phòng Công tác xã hội thuộc bệnh viện hoặc Tổ Công tác xã hội thuộc khoa khám bệnh hoặc Phòng điều dưỡng hoặc Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện để thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội, tùy theo quy mô giường bệnh, điều kiện về nhân lực, kinh phí và phạm vi hoạt động chuyên môn của bệnh viện.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.